Cấu hình WordPress Multisite là một thuật ngữ có nhiều tính năng thú vị và đặc biệt nhất là cho phép những người dùng tạo ra một mạng lưới các trang web trên WordPress. Bài viết bên dưới sẽ hướng dẫn chi tiết cài đặt cấu hình của WordPress Multisite dễ dàng. Hãy theo dõi ngay!

1. Cấu hình WordPress Multisite là gì? 

Cấu hình WordPress Multisite cho phép quản lý và chạy WordPress website. Vì vậy, giúp người dùng có nhiều trang website và tạo mạng lưới trên một mã nguồn WordPress duy nhất.

Tính năng này là phiên bản 3.0 được tích hợp sẵn trong WordPress. Với tính năng này, bạn có thể cài đặt mã nguồn cho từng website và đặc biệt có thể có bao nhiêu trang website tùy ý. 

WordPress Multisite giúp người dùng tạo nhiều trang website và mạng lưới

WordPress Multisite giúp người dùng tạo nhiều trang website và mạng lưới 

Ngoài ra, nó còn giúp dễ dàng quản lý các Plugin và phân quyền.Vì vậy, đó cũng chính là điểm nổi bật của WordPress Multisite và còn giúp tiết kiệm tài nguyên.

2. Ưu điểm của WordPress Multisite 

Giúp bạn có thể dễ dàng điều khiển (dashboard) và quản lý website. 

Theme và Plugin trên nhiều site bằng chỉ 1 lần tải. 

WordPress Multisite cũng giúp quản lý các bảng cập nhật dễ dàng hơn. Vì vậy, chỉ cần cập nhập 1 lần Plugins hoặc Themes và mã nguồn WordPress và cho tất cả các site.

3. Hướng dẫn chi tiết dễ dàng cài đặt cấu hình WordPress Multisite?

Dưới đây là cài đặt chi tiết cấu hình WordPress Multisite gồm các bước thực hiện nhanh chóng đơn giản bạn cần biết: 

Bước 1: Kích hoạt mở WORDPRESS MULTISITE

Đầu tiên, bạn mở tập tin wp-config.php của website cần kích hoạt các tính năng. Sau đó là chèn đoạn sau vào bên dưới của đoạn <?php.

Nhập là define( ‘WP_ALLOW_MULTISITE’, true );.

Mở website và chèn công thức

Mở website và chèn công thức 

Bước 2: Cài đặt và thiết lập 

Bạn vào lại trang quản trị của WordPress và tìm vào thư mục của Tools. Sau đó là vào Network Setup để bắt đầu cài đặt. Trước khi bạn cài đặt thì nên sử kiểu nào trong WordPress Multisite. Vì vậy, sẽ hiện lên có 2 kiểu là Subdomain và Subdirectory cần xác định. 

Vào thư mục của Tools và cài đặt

Vào thư mục của Tools và cài đặt 

Tiếp đến, bạn nhấp vào nút của Install để bắt đầu cài đặt. Vì vậy, nó sẽ chuyển bạn đến trang kế tiếp và bắt đầu thực hiện chèn những code vào tập tin theo hướng dẫn. 

Chèn công thức và ấn nút Log In để đăng nhập

Chèn công thức và ấn nút Log In để đăng nhập 

Nhập công thức define(‘SUBDOMAIN_INSTALL’false); sau đó chèn tiếp là => define(‘SUBDOMAIN_INSTALL’, true);. 

Sau khi đã chèn Code xong theo yêu cầu. Tiếp đến, bạn nhấn nút Log In để đăng nhập lại ngay lúc đó sẽ thấy trên menu quản trị sẽ có thêm phần My Sites để truy cập vào các trang website con sẽ là: 

Bạn vào My Site tiếp đến Network Admin. Sau đó, bạn vào Sites là truy cập Site con.

My Site sau đó vào Network Admin chọn Users (Truy cập User).

Để sử dụng theo Subdomain các Site con thì bạn cần chú ý đến cấu hình của mình được ghi Wildcard cho Domain nhé (*.domain).

Bước 3: Tạo Site con truy cập trang 

Bạn truy cập trực tiếp vào trang quản trị của Multisite. Sau khi tính năng của Multisite đã kích hoạt, bạn phải truy cập vào trang quản trị riêng của nó để tạo trang website. Sau đó, cài thêm plugin và theme cũng như chỉnh sửa các thiết lập. Vì vậy, để bạn truy cập vào phần này thì cần vào liên kết của My Sites -> Network Admin -> Dashboard.

Truy cập vào liên kết Network Admin và ấn Dashboard.

Truy cập vào liên kết Network Admin và ấn Dashboard.

Bước 4: TẠO WEBSITE CON

Để tạo được trang website con bạn cần tìm vào mục của Sites và ấn Add New. Tại đây bạn sẽ nhập tên của trang website, email và đường dẫn. Ngôn ngữ của người quản trị lên website. 

Sau đó, bạn truy cập vào trang quản trị riêng cho website con của mình vừa được tạo. Sau đó, bạn vào mục của Sites => All Sites và nhấn nút Dashboard của website bạn cần truy cập.

Vào mục và ấn Add Site của trang website cần truy cập

Vào mục và ấn Add Site của trang website cần truy cập 

Sau khi bạn vào trong trang quản trị của website con, bạn có thể làm tất cả mọi việc của mình như là một trang website riêng ngoại trừ là cài mới trang sẽ làm ở trang website mẹ bằng plugin và theme.

Vào trang Sites con vào như trang riêng

Vào trang Sites con vào như trang riêng 

Bước 5: Cài Theme và Plugin cho trang website con 

Trên WordPress Multisite có website con không thể tự cài Theme và Plugin nên bạn sẽ cần cài đặt ở trang Network Admin rồi sau đó mới kích hoạt riêng cho từng website con.

Tiếp đến, bạn quay lại trang My Sites -> Network Admin -> Dashboard để cài cài Plugin và Theme như thông thường. Sau khi đã cài xong bạn chọn vào Network Enable và kích hoạt các trang website con mới có thể dùng được.

Cài đặt Theme và kích hoạt từng website con

Cài đặt Theme và kích hoạt từng website con 

Sau đó, bạn sử dụng các Theme và truy cập vào trang như trước đó đã kích hoạt.

Bước 6: Trang website kích hoạt thêm Theme mới

Nếu bạn nhấn nút Network trong Theme Enable thì toàn bộ các trang website trong mạng sẽ đều có thể dùng theme đó. Tuy nhiên bạn có thể kích hoạt riêng một theme cho một trang website để chỉ định. Vì vậy, để làm được điều này vào mục của Sites -> All Sites và ấn vào nút Edit của trang website cần thiết lập.

Ấn nút Network Enable để có thêm Theme mới

Ấn nút Network Enable để có thêm Theme mới 

Sau đó bạn tìm vào mục có Themes và ấn nút của Enable để cho theme cần kích hoạt riêng với trang website trên. 

 Ấn nút Enable để Theme kích hoạt với trang 

Bước 7: Site con sử dụng Domain

Bạn thêm vào Host và trỏ vào Domain. Sau đó, sửa tập tin WP-CONFIG.PHP và sửa true thành false. Tiếp đến, thêm ấn vào define( ‘COOKIE_DOMAIN’, $_SERVER[‘HTTP_HOST’] );. Sửa tên trang website con. 

Sau đó, bạn truy cập vào My Sites -> Network Admin -> Sites và tìm trang website con cần sửa tên miền tiếp đến chọn Edit. Vì vậy, nếu mã nguồn nằm ở một thư mục con của public_html, bạn hãy vào phần Addon Domain và thêm domain vào các thiết lập của thư mục vào đúng thư mục đang chứa các mã nguồn của trang website.

Tìm trang website chọn Edit

Tìm trang website chọn Edit 

Sau đó, bạn sửa Site Address (URL) lưu lại và thành tên miền riêng.

 Sửa Site Address thành tên miền riêng và lưu lại

 Sửa Site Address thành tên miền riêng và lưu lại

Bài viết trên đã hướng dẫn bạn chi tiết cách cài đặt cấu hình WordPress Multisite dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng. Hy vọng, sẽ giúp ích được cho bạn trong công việc tốt hơn.

5 out of 1 Votes