Đối với những người làm việc trong lĩnh vực marketing, marketing mix hay chiến lược 4P có lẽ không còn là thuật ngữ xa lạ. Được giới thiệu lần đầu trong bài báo của Neil Borden vào năm 1964, 4P trong marketing vẫn tiếp tục được ứng dụng và nghiên cứu bởi nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ. Vậy ý nghĩa của 4P là gì?
4P trong marketing có nghĩa là gì?
Một chiến lược tiếp thị được gọi là 4P bao gồm bốn thành phần cơ bản đó là:
- Sản phẩm (Product)
- Giá cả (Price)
- Địa điểm (Place)
- Khuyến mãi (Promotion)
Marketing hỗn hợp có tên gọi khác là marketing mix - được hình thành từ bốn thành phần này. Doanh thu của sản phẩm, dịch vụ do công ty cung cấp sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi cách triển khai yếu tố 4P trong hoạt động tiếp thị của mình.
Những yếu tố trong mô hình 4P trong marketing là gì?
Mô hình 4P được hình thành từ các yếu tố Product - Price - Place - Promotion. Vậy ý nghĩa của từng thành phần đối với sự thành công của chiến lược như thế nào?
Sản phẩm (Product)
Hiểu được nhu cầu của khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ giúp bạn quyết định bán những gì. Từ đó, chúng ta mới có thể điều chỉnh đặc điểm sản phẩm sao cho đáp ứng những mong muốn của người tiêu dùng.
4P là yếu tố quan trọng trong marketing mix
Nguyên tắc chiến lược marketing liên quan tới khía cạnh sản phẩm là "Bán những thứ mà thị trường cần". Nếu triển khai marketing mix theo đúng hướng, đáp ứng tốt nhu cầu, cơ hội để khách hàng mua hàng, giới thiệu cho người khác và quay trở lại trong tương lai sẽ tăng lên.
Tuỳ theo mặt hàng được giới thiệu đến thị trường là gì, doanh nghiệp cần tập trung vào tính năng, cách sử dụng, thiết kế bao bì hay điểm khác biệt của sản phẩm. Đối với sản phẩm mới, hoàn toàn chưa có mặt trên thị trường, việc giáo dục thị trường và thuyết phục người tiêu dùng về tính thiết yếu của nó được đặt lên hàng đầu.
Giá (Price)
Giá thành luôn là yếu tố cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Khách hàng có thể tin rằng sản phẩm của bạn có chất lượng thấp nếu bạn định giá quá thấp. Mặt khác, khách hàng cũng có thể mua ít hơn hoặc chọn sản phẩm của đối thủ nếu giá mà bạn đưa ra quá đắt đỏ.
Cho nên trước khi định giá cho sản phẩm, bạn nên xác định chi phí mặt hàng thông qua chi phí thực tế để sản xuất ra thành phẩm, mặt bằng giá chung trên thị trường và số tiền mà khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm đó.
Chiến lược 4P quyết định lớn tới thành công trong việc bán sản phẩm, dịch vụ
Hơn nữa, bạn cũng cần xem xét giá trị mà sản phẩm và dịch vụ của mình mang đến cho khách hàng như thế nào. Đối với các mặt hàng xa xỉ hay dịch vụ cao cấp dành cho giới thượng lưu, việc định giá cao vẫn là điều hợp lý.
Phân phối (Place)
Nói về yếu tố phân phối trong chiến lược marketing mix, doanh nghiệp sẽ quyết định nơi bán và cách phân phối sản phẩm dịch vụ như thế nào.
Doanh nghiệp cần cân nhắc phân phối hàng hóa thông qua các đại lý, nhà bán lẻ hay bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Điều này quyết định rất lớn tới doanh thu, lợi nhuận và mạng lưới phân phối vận hành của doanh nghiệp.
Địa điểm bán hàng quyết định rất lớn tới việc người tiêu dùng có mua hàng hay không, từ đó mà doanh thu và lợi nhuận cũng dao động tương ứng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ lựa chọn nơi bán hàng phù hợp như tại cửa hàng, showroom hay tận dụng hình thức bán hàng online đang rất hot hiện nay.
Khuyến mãi (Promotion)
Promotion hay còn được biết đến với khái niệm khuyến mãi, xúc tiến sản phẩm. Khuyến mại tiếp thị là một trong những cách để quảng bá hàng hóa đến số lượng lớn khách hàng, ảnh hưởng đến doanh thu cuối cùng của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp không ngừng chú trọng tới yếu tố 4P
Khi đưa ra những chương trình xúc tiến sản phẩm, dịch vụ hiệu quả, người tiêu dùng sẽ có ấn tượng tích cực và dễ dàng bị thuyết phục hơn. Thông qua các kênh quảng cáo truyền thống và hiện đại, sự kiện triển lãm, cách thức truyền tải thông điệp, khách hàng sẽ hiểu thêm về sản phẩm lẫn câu chuyện thương hiệu.
Làm thế nào để phát triển chiến lược 4P?
Để phát triển 4P trong marketing mix, doanh nghiệp có thể tham khảo các bước sau:
Bước 1: Xác định điểm nổi bật và khác biệt của sản phẩm/dịch vụ.
Bước 2: Thấu hiểu nhu cầu khách hàng và xu hướng thị trường.
Bước 3: Khảo sát và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh.
Bước 4: Lập danh sách và chọn lọc địa điểm, cách thức phân phối phù hợp.
Bước 5: Đưa ra chiến lược truyền thông, xúc tiến thích hợp.
Bước 6: Kết hợp các yếu tố của marketing mix, kiểm tra và chỉnh sửa trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
Những chia sẻ về 4P trong marketing trên đây rất cơ bản nhưng chính là nền móng tạo nên sự thành công của chiến lược. Nếu như bạn quan tâm đến lĩnh vực này, đừng quên 4 yếu tố quan trọng kể trên và áp dụng 1 cách hiệu quả trong chiến lược tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp nhé.